Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

âm dương - hai trong một


                                          (Thờ sinh thực khí nam và nữ của đồng bào
                                        dân tộc 
Chăm. Cột hình tròn (dương) biểu hiện
                                        cho nam, hình bệ vuông (âm) biểu hiện cho nữ.)


Nguồn gốc 

Kinh Dịch là một tập sách nhỏ bí truyền, soạn cách đây khoảng ba mươi thế kỷ, trong đó nêu lên quan niệm nhị nguyên về vũ trụ: âm và dương, hai nguyên lý đối lập và bổ sung nhau, không thể tách khỏi nhau của mọi sự vật.

Khái niệm
Nó được trình bày dưới hình thức một chuỗi hình hình học (bát quái) gồm những dãy nét thể hiện âm dương. Cách bố cục của mỗi hình thể hiện một trong những bộ mặt của vũ trụ, và việc sử dụng những hình này thật ra là một công cụ bói toán. Lúc đầu, dương chỉ sườn núi có nắng chiếu, và mở rộng ra, tất cả những gì sáng, nóng, thuộc trời, phái nam, mạnh. Đó là một nguyên lý đực. Âm là sườn núi đối lập. Đó là nguyên lý cái, chỉ những gì lạnh, thấp, thụ động, thuộc đất, ban đêm. Hai nguyên lý ấy đối lập nhau nhưng bổ sung lẫn nhau. Vì mọi cái được tạo ra trong thế giới này (như việc sinh đẻ một đứa bé) đòi hỏi sự kết hôn của hai nguyên lý ấy. Chúng thường xuyên thâm nhập lẫn nhau, tạo ra một loạt biến đổi và những biến đổi này lại tạo ra vô số hình thức của vũ trụ.

căn cứ:

Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và mẹnữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời dưỡng". Chính vì thế mà hai cặp "mẹ-cha", "đất-trời" là sự khái quát đầu tiên trên con đường dẫn đến triết lý âm dương. Về mặt ngôn ngữ học, "âm dương" là phát âm của yin yang trong tiếng Hán, nhưng chính tiếng Hán để chỉ khái niệm âm dương lại vay mượn từ các ngôn ngữ phương Nam trước đây. 

Ứng dụng:

Âm dương trong thực tế hiện đại đã được khái quát hóa để chỉ ra hai mặt đối lập nhau trong một sự vật, một hiện tượng. Từ đó chúng được dùng để điều phối, trấn áp hay hỗ trợ nhau. Như trong Đông Y chúng được dùng để xem xét sự mất cân bằng giữa các cơ quan để biết tả hay bổ chúng. Trongnhân tướng học chúng được dùng để xem xét một cá nhân thiên về cá tính nóng hay lạnh, để sử dụng nhân lực phù hợp với công việc.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Đất tháng Ba

http://youtu.be/dKjClVnb5H0
ĐẤT THÁNG BA


Tổ Quốc tôi ! Đất Tháng Ba
Cằn khô nắng đổ, sương ngà ngà rơi
Hai miền Nam Bắc mỗi nơi:
Tuyết rơi trắng xóa đỉnh đồi buồn tênh
Sương ôm Bạch Mã chênh vênh
Mưa phùn Tây Bắc, nắng lên Trung phần
Sapa tuyết phủ giăng giăng
Phan Rang nắng chát gió phan mặt người
Miền Tây hầm hập dưới trời
Đồng khô biển mặn không mời mà vô
Tháng Ba Tổ Quốc rợp cờ
Trong trang sử tích bao giờ cũng ghi
Mẹ già nhớ lúc con đi
Buồn bên song cửa tháng ni bao lần
Triệu thanh niên chịu xa xăm
Bao phen lửa đạn bặt tăm bao người
Tổ Quốc tôi! Đất nước xinh tươi
Vì trong lòng đất có người Việt Nam !

Chân dung các vị vua triều Nguyễn

(Sưu tầm từ: http://thanhdung65.violet.vn/document/show/entry_id/9139532)

Vuchuaphucdung1.jpg
(Tư liệu chưa được thẩm định)
Nguồn: Sưu tầm
Người gửi: Trần Thị Thanh Dung (trang riêng)
Ngày gửi: 04h:55' 14-04-2013
Dung lượng: 98.9 KB
Số lượt tải: 0




Chân dung các vị vua triều Nguyễn được khắc họa qua những họa phẩm tuyệt đẹp, được đăng tải trên website ABS Travel.
Gia Long (1762 – 1820) là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh(thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.
Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (1791 – 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao, trong đó có việc ngăn chặn quyết liệt ảnh hưởng phương Tây đến Việt Nam.
Vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, ngoài ra còn có tên là Nguyễn Phúc Tuyền và Dung. Ông là con trưởng của vua Minh Mạng và Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa.
Vua Tự Đức (1829 – 1883), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì, là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Trong thời gian trị vì của ông, nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp.
Hiệp Hòa (1847 – 1883) là vị vua thứ sáu của vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tên thật của ông là Nguyễn Phúc Hồng Dật, còn có tên làNguyễn Phúc Thăng, là con thứ 29 và là con út của vua Thiệu Trị và bà Đoan Tần Trương Thị Thuận. Ông lên ngôi tháng 7/1883, nhưng bị phế truất và qua đời vào tháng 10 cùng năm.
Kiến Phúc (1869 – 1884), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, thường được gọi là Dưỡng Thiện, là vị vua thứ bảy của vương triều nhà Nguyễn. Ông là con thứ ba của Kiên Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức chọn làm con nuôi. Kiến Phúc lên ngôi năm 1883, tại vị được 8 tháng thì qua đời khi mới 15 tuổi.
Hàm Nghi (1871 – 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn, là em trai của vua Kiến Phúc. Năm 1884, Hàm Nghi được đưa lên ngôi ở tuổi 13. Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại năm 1885, Tôn Thất Thuyết đưa ông ra ngoài và phát hịch Cần Vương chống thực dân Pháp. Phong trào Cần Vươngkéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie).
Vua Đồng Khánh (1864 – 1889), miếu hiệu Nguyễn Cảnh Tông, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Tên húy của nhà vua các tài liệu ghi khác nhau, nơi thì ghi là Nguyễn Phúc Ưng KỷNguyễn Phúc Ưng Thị, Nguyễn Phúc Ưng BiệnNguyễn Phúc Chánh Mông, ngoài ra còn có tên Nguyễn Phúc Đường. Ông là con trưởng của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Bùi Thị Thanh, được vua Tự Đức nhận làm con nuôi năm 1865.
Vua Thành Thái (1879 – 1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân, còn có tên làNguyễn Phúc Chiêu. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu). Do chống Pháp nên ông bị đi đày tại ngoại quốc.
Vua Duy Tân (1900 – 1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông bất hợp tác với Pháp và bí mật liên lạc với các lãnh tụ khởi nghĩa Việt Nam. Vì lý do này, ông bị người Pháp đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.
Vua Khải Định (1885 – 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ 12 nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925. Ông có tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục.
Bảo Đại (1913 – 1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam. Tên húy của ông làNguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển , tục danh "mệ Vững" là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua.
Theo Kiến thức

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

chieng Ban Phu

chieng Ban Phu by trile_49
        Chiêng Bản Phủ
Thành Bản Phủ là thành lũy được Hoàng Công Chất xây dựng ở châu Ninh Biên, phủ An Tây làm thủ phủ cho nghĩa quân. Thành tọa lạc ở xã Noọng Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 9 km.

Đầu của thế kỷ 18 xuất hiện giặc Phẻ từ phương Bắc tràn xuống vùng Mường Thanh, cướp phá, giết hại dân lành. Đứng đầu đám giặc cỏ là tên tướng Phạ Chẩu Tin Toòng, có thuyết gọi là Phạ Chẩu Tín Toòng (ông tướng nhà trời).

Khoảng năm 1740, giặc Phẻ chiếm được Mường Thanh và đóng quân trong thành Tam Vạn, rồi cướp phá khắp nơi đến tận Thuận Châu (Sơn La).[2]
Có hai thủ lĩnh người Thái là Lò Văn NgảiLò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo dân Mường Thanh chống giặc. Song lực còn yếu, nghĩa quân chịu nhiều tổn thất, phải rút lên vùng núi cao bảo toàn lực lượng.[2]
Năm 1751, nghe tin có vị tướng miền xuôi - tức thủ lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất gặp rất nhiều khó khăn tại vùng Sơn Nam Hạ trước sự đàn áp của triều đình, tạm lánh vào vùng thượng du Thanh Hoa rồi sang Ai Lao để củng cố xây dựng lực lượng - Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đã liên kết với nghĩa quân.[2]
Nghĩa quân đóng ở vùng sông Mã (huyện Sông Mã ngày nay), đến khi lực lượng đủ mạnh thì xuất quân tiến về bao vây thành Tam Vạn.[2]
Năm 1751-1754, diễn ra nhiều trận đánh ác liệt đã liên tiếp, nghĩa quân bao vây Mường Thanh. Cuối cùng, Hoàng Công Chất dùng nghĩa quân người i dân tộc LàoThái trá hình thành lính của Phạ Chẩu Tin Toòng lọt vào thành, rồi lập mưu trong đánh ra, ngoài đánh vào. Phạ Chẩu Tin Toòng bỏ thành chạy đến Pú Văng (chân đồi Độc Lập) rồi bị nghĩa quân đánh bắt được.[2]

Sau chiến thắng giặc Phẻ 1754, Hoàng Công Chất đóng quân trong thành Tam Vạn để xây dựng vùng Mường Thanh thành căn cứ địa lâu dài.[2]

Năm 1758, Hoàng Công Chất quyết định cho xây dựng thành Bản Phủ một Thành luỹ vững chắc và kiên cố hơn thanh Tam Vạn làm thủ phủ của nghĩa quân.[2]
Đến năm 1762, thành Bản Phủ được xây dựng xong.[2]
Trong khoảng thơi gian từ 1758-1762 nghĩa quân Hoàng Công Chất vừa xây dựng thành Bản Phủ vùa hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây, phía bắc đến tận vùng Vân Nam (Trung Quốc), phía nam đến tận Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá ngày nay.
Năm 1769, quân Trịnh tấn công Mường Thanh, xóa bỏ vùng cát cứ của Hoàng Công Toản (con Hoàng Công Chất), đánh úp và phá hủy thành Bản Phủ.
  • Thành trì: rộng hơn 80 mẫu, dựa lưng vào sông Nậm Rốm; chân thành rộng 15m, mặt thành rộng 5m , cao 15m; tường thành đắp bằng đất; trồng 3 vạn gốc tre gai đem từ miền Tây Thanh Hóa lên[2]; hào sâu rộng 4-5 thước. Có thuyết nói rằng trên mặt thành ngựa, voi có thể đi lại được. Thành có các các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao và vọng gác...[1]

  • Điểm giống với trận Điện Biên Phủ :
     Đền thờ Hoàng Công Chất: được xây ở trung tâm thành, thờ họ Hoàng và 6 thủ lĩnh nghĩa quân. Đền còn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào các ngày 24, 25 tháng Hai âm lịch hàng năm.[1]
Trong bối cảnh xây dựng thành Bản Phủ có một số điểm khá giống với câu chuyện 200 năm sau:[2]
  • Trận đánh quyết định của quân Hoàng Công Chất với giặc Phẻ diễn ra vào năm 1754, chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra vào năm 1954. Cả hai trận này đều hoàn thành việc giải phóng miền Tây Bắc khỏi quân xâm lược.
  • Giặc Phẻ chúng thảm sát dân Việt ở Tông Khao (đồng xương trắng), còn quân Pháp có vụ thảm sát ở Noong Nhai.
  • Hoàng Công Chất quê ở Thái Bình. 200 năm sau, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật thuộc Đại đoàn 312, người gương cao ngọn cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát trong trận địa Điện Biên Phủ cũng là người quê Thái Bình.