Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Chùa Bà Pênh - Kampuchea

CHÙA BÀ PÊNH
Wat Phnom

Chuyến du lịch Kampuchea 4 ngày 3 đếm từ 1-5-2014. Hai ngày đầu chúng tôi lên Siêm Riệp chiêm ngưỡng Angkor và trãi nghiệm phố đêm ở thành phố cổ kính đền chùa nơi này. Nếu tại 2 khu Angkor Thom và Angkor Wat người xưa Khmer tôn thờ vua như thần linh, như đức Phật thì ở Phnom Bakheng người ta thờ tượng con bò nằm trên chân đỉnh tháp chùa Bakheng. Như vậy, ở Bakheng có dáng vấp đạo Hindu Ấn Độ.

Rời thành phố đền cổ Siêm Riệp, chúng tôi trở về thủ đô Pnom Penh vương quốc Campuchea. Buổi sáng đẹp trời. Thành phố nơi đây xinh đẹp cổ kính như hình tượng nàng ca kỷ trong cung vua. Nhờ người Pháp khi đến đô hộ đã để lại nơi này nhiều công trình kiến trúc kiên cố độc đáo. Thành phố được quy hoạch dạng thủ phủ bên bờ một ngã ba sông Tông Lê Sáp và dòng Mê Kong khiến cho nó xứng danh là hòn ngọc viễn Đông một thời. Điểm tham quan cũng là chiêm ngưỡng đầu tiên ở thủ đô Nam Vang là ngôi chùa với cái tên Wat Phnom gắn liền với tục gọi là chùa Bà Pênh và cũng là tên thủ đô Phnom Penh (đồi bà Penh). Đây là ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV (1373) cao 27 m tạo điểm nhấn thơ mộng giữa thủ đô Pnom Penh. Một người Pháp đã tặng chùa chiếc đồng hồ khổng lồ đặt dưới chân đồi đến nay vẫn còn hoạt động tốt. Nó là dấu ấn chùa Bà Bênh –Kampuchea. Đánh dấu một thời có mặt người Pháp ở đây.


Wat Phnom là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ởPhnôm Pênh. Đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách hành hương từ mọi miền đất nước và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi du lịch đến đất nước này.
Chùa được xây năm 1373. Nằm ở độ cao 27 m so với xung quanh, nó là điểm cao nhất trong thành phố này và cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây. Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnôm Pênh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh. Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat (1421?-1462), người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Campuchia và Pchum Benh.

Chùa có tất cả hai hướng để tham quan, du khách tham quan ngôi chùa sẽ đi một đường và xuống một đường. Đường lên chùa không cao, phía con đường đi có bức tượng của rắn thần Naga và 2 con linh sư - những con vật quen thuộc trong tín ngưỡng của người Campuchia và là những linh vật được thấy hầu hết trong đền quần thể đền Angkor. Phần ngôi chùa phía trên đồi tôn thờ giống như hầu hết các ngôi chùa ở Campuchia, phía sau, Bà Pênh được thờ phía sau chùa rất linh thiêng mà du khách thường đến cúng bái, phía cạnh tượng bà Pênh là tượng ông thần tài- một vị thần theo tín ngưỡng của người Hoa được phối thờ. Phần tháp màu trắng được xây dựng lại phía sau tượng bà Pênh được sơn màu trắng dùng để chứa hài cốt của vua Ponhea Yat- hình ảnh đặc biệt mà từ xa có thể thấy ngôi tháp.

Phần đi xuống con đường là quảng trường nhỏ có bức tượng của vuaPonhea Yat. Phía dưới là một đồng hồ cỏ mà người Hoa đã dành tặng cho chùa. Hiện nay đồng hồ cỏ này vẫn hoạt động tốt.
Điều quy định khi tham quan chùa là không mặc quần áo ngắn tay, khi cúng bái bà Pênh tuyệt đối không cầu tình duyên. Xung quanh chùa có rất nhiều khỉ, chúng được nuôi thả tự do và tuyệt đối khi gặp chúng không được chọc phá.

1 nhận xét: