Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

THAM trong TÔI

THAM TRONG TÔI !
Với đồng lương 3 đồng 3 cọc của một công chức quèn để có thể nuôi sống bản thân, gia đình và con cái học hành đến nơi đến chốn, có được mái nhà chui va chui vô....nếu ngày ấy (qua rồi) tôi không THAM chắc có lẽ không thể như hôm nay !!
Ngày ấy (qua rồi) !! ngẫm lại tôi rùng mình !!?? Tôi không có dư thời gian để đọc một quyển sách trên ngăn kệ chất đầy nhiều loại. Tuyển tập CUỘC ĐỜI LÊ NIN, tuyển tập HỒ CHÍ MINH, các danh nhân, thi nhân, văn học trong và ngoài nước.... và sách về chính trị được sắp xếp ngay ngắn trân trọng trên ngăn kệ cao nhất. Lúc ấy, tôi hãnh diện với bạn bè như là để khoe khoang hơn là nghiên cứu. Những quyển sách nhàu nát trang trong lại là loại sách KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP, Kỹ thuật LÒ CẤT TINH DẦU, Kỹ thuật trồng dưa leo, trồng cà, trồng đậu.... nuôi heo, nuôi thỏ, nuôi cá....cho đến kỹ thuật điện nhà, điện công nghiệp, thợ xây dựng, thợ đóng bàn tủ ghế.
Lúc ấy, tôi rất nghèo. Nghèo kiến thức, kỹ năng để có thể sinh nhai trong điều kiện đất nước vừa thoát chiến tranh, đang chịu ảnh hưởng chiến tranh và mất ổn định ở biên giới BA TÂY (Tây Nam, Tây Bắc, Tây nguyên)...
Tôi hoàn toàn không hiểu biết gì về tôn giáo, VỀ LUẬT NHÂN QUẢ của đạo PHẬT. Tôi sống, chiến đấu và học tập theo gương BÁC HỒ vĩ đại.
Tôi quá tham lam. Cái tham của tôi là gì các bạn có biết không?
Cái tham của tôi là THAM thời gian. Tôi hay thức đến giữa đêm và chỉ chợp mắt khi không còn cưỡng lại chính mình.
Lúc đó tôi không bao giờ nghĩ rằng phải khai thác công việc công để có thêm lợi nhuận bù lỗ. Bởi vì, xung quanh mình, ai cũng khổ, nhiều người, nhiều gia đình nheo nhóc, thiếu cái ăn, cái mặc, nhà cửa xập xệ, xiêu vẹo. Trẻ nhỏ đến trường chân đất, nền phòng học cũng lởm chởm đất. Lớp đêm đèn dầu tù mù. Dân mình lúc ấy ăn bo bo cả một thời kỳ. Ngày mà ban đời sống chia cho mỗi người được nửa ký thịt lợn không dám xách tòn ten bẹo ra trước mắt mọi người.
Đùng một cái NQ 100 bung ra sản xuất. Có gạo kha khá mất tiêu bo bo hạt, có xà phòng, có đường cát mỡ gà, có vỏ xe đạp. Rồi trong ngành có cải cách, cải tiến, có tiền thưởng sáng kiến kinh nghiệm, thưởng thi đua...Song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Lúc ấy lòng THAM của tôi lại lớn hơn. Ngoài giờ nghĩa vụ, tôi phải làm thêm bất kể ngày, đêm, ngày lễ, chủ nhật....Thời gian lúc ấy rất quý vì nó mang lại cho cả nhà có mâm cơm có thịt, cá, trứng, rau...
Chính lòng THAM ấy, nó bào mòn sức vóc tôi, nhưng lại nâng cao nghị lực, kỹ năng sống và tích lũy nhiều cái gọi là phần mềm ứng xử giao tế.
Bây giờ, hiểu qua Phật pháp muốn an lạc phải triệt tiêu THAM..., phải từ bi, hỷ xả, và buông....
Hiểu qua giáo lý Thiên Chúa mở lòng bác ái, xưng tội, xin ban ơn
Hiểu qua Nho giáo của Khổng Tử là phải biết trên, biết dưới.
Hiểu qua Pháp Luân Công để tập dưỡng sinh.
Hiểu qua XHCN với những đặc trưng con người mới XHCN...
Cái lẩu thập cẩm trong tâm hồn tôi cuối cùng ngoảnh lại mới thấy cái THAM của mình không mắc tội.

THAM

THAM TRONG TÔI !
Với đồng lương 3 đồng 3 cọc của một công chức quèn để có thể nuôi sống bản thân, gia đình và con cái học hành đến nơi đến chốn, có được mái nhà chui va chui vô....nếu ngày ấy (qua rồi) tôi không THAM chắc có lẽ không thể như hôm nay !!
Ngày ấy (qua rồi) !! ngẫm lại tôi rùng mình !!?? Tôi không có dư thời gian để đọc một quyển sách trên ngăn kệ chất đầy nhiều loại. Tuyển tập CUỘC ĐỜI LÊ NIN, tuyển tập HỒ CHÍ MINH, các danh nhân, thi nhân, văn học trong và ngoài nước.... và sách về chính trị được sắp xếp ngay ngắn trân trọng trên ngăn kệ cao nhất. Lúc ấy, tôi hãnh diện với bạn bè như là để khoe khoang hơn là nghiên cứu. Những quyển sách nhàu nát trang trong lại là loại sách KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP, Kỹ thuật LÒ CẤT TINH DẦU, Kỹ thuật trồng dưa leo, trồng cà, trồng đậu.... nuôi heo, nuôi thỏ, nuôi cá....cho đến kỹ thuật điện nhà, điện công nghiệp, thợ xây dựng, thợ đóng bàn tủ ghế.
Lúc ấy, tôi rất nghèo. Nghèo kiến thức, kỹ năng để có thể sinh nhai trong điều kiện đất nước vừa thoát chiến tranh, đang chịu ảnh hưởng chiến tranh và mất ổn định ở biên giới BA TÂY (Tây Nam, Tây Bắc, Tây nguyên)...
Tôi hoàn toàn không hiểu biết gì về tôn giáo, VỀ LUẬT NHÂN QUẢ của đạo PHẬT. Tôi sống, chiến đấu và học tập theo gương BÁC HỒ vĩ đại.
Tôi quá tham lam. Cái tham của tôi là gì các bạn có biết không?
Cái tham của tôi là THAM thời gian. Tôi hay thức đến giữa đêm và chỉ chợp mắt khi không còn cưỡng lại chính mình.
Lúc đó tôi không bao giờ nghĩ rằng phải khai thác công việc công để có thêm lợi nhuận bù lỗ. Bởi vì, xung quanh mình, ai cũng khổ, nhiều người, nhiều gia đình nheo nhóc, thiếu cái ăn, cái mặc, nhà cửa xập xệ, xiêu vẹo. Trẻ nhỏ đến trường chân đất, nền phòng học cũng lởm chởm đất. Lớp đêm đèn dầu tù mù. Dân mình lúc ấy ăn bo bo cả một thời kỳ. Ngày mà ban đời sống chia cho mỗi người được nửa ký thịt lợn không dám xách tòn ten bẹo ra trước mắt mọi người.
Đùng một cái NQ 100 bung ra sản xuất. Có gạo kha khá mất tiêu bo bo hạt, có xà phòng, có đường cát mỡ gà, có vỏ xe đạp. Rồi trong ngành có cải cách, cải tiến, có tiền thưởng sáng kiến kinh nghiệm, thưởng thi đua...Song vẫn chưa đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Lúc ấy lòng THAM của tôi lại lớn hơn. Ngoài giờ nghĩa vụ, tôi phải làm thêm bất kể ngày, đêm, ngày lễ, chủ nhật....Thời gian lúc ấy rất quý vì nó mang lại cho cả nhà có mâm cơm có thịt, cá, trứng, rau...
Chính lòng THAM ấy, nó bào mòn sức vóc tôi, nhưng lại nâng cao nghị lực, kỹ năng sống và tích lũy nhiều cái gọi là phần mềm ứng xử giao tế.
Bây giờ, hiểu qua Phật pháp muốn an lạc phải triệt tiêu THAM..., phải từ bi, hỷ xả, và buông....
Hiểu qua giáo lý Thiên Chúa mở lòng bác ái, xưng tội, xin ban ơn
Hiểu qua Nho giáo của Khổng Tử là phải biết trên, biết dưới.
Hiểu qua Pháp Luân Công để tập dưỡng sinh.
Hiểu qua XHCN với những đặc trưng con người mới XHCN...
Cái lẩu thập cẩm trong tâm hồn tôi cuối cùng ngoảnh lại mới thấy cái THAM của mình không mắc tội.

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Chùa Bà Pênh - Kampuchea

CHÙA BÀ PÊNH
Wat Phnom

Chuyến du lịch Kampuchea 4 ngày 3 đếm từ 1-5-2014. Hai ngày đầu chúng tôi lên Siêm Riệp chiêm ngưỡng Angkor và trãi nghiệm phố đêm ở thành phố cổ kính đền chùa nơi này. Nếu tại 2 khu Angkor Thom và Angkor Wat người xưa Khmer tôn thờ vua như thần linh, như đức Phật thì ở Phnom Bakheng người ta thờ tượng con bò nằm trên chân đỉnh tháp chùa Bakheng. Như vậy, ở Bakheng có dáng vấp đạo Hindu Ấn Độ.

Rời thành phố đền cổ Siêm Riệp, chúng tôi trở về thủ đô Pnom Penh vương quốc Campuchea. Buổi sáng đẹp trời. Thành phố nơi đây xinh đẹp cổ kính như hình tượng nàng ca kỷ trong cung vua. Nhờ người Pháp khi đến đô hộ đã để lại nơi này nhiều công trình kiến trúc kiên cố độc đáo. Thành phố được quy hoạch dạng thủ phủ bên bờ một ngã ba sông Tông Lê Sáp và dòng Mê Kong khiến cho nó xứng danh là hòn ngọc viễn Đông một thời. Điểm tham quan cũng là chiêm ngưỡng đầu tiên ở thủ đô Nam Vang là ngôi chùa với cái tên Wat Phnom gắn liền với tục gọi là chùa Bà Pênh và cũng là tên thủ đô Phnom Penh (đồi bà Penh). Đây là ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV (1373) cao 27 m tạo điểm nhấn thơ mộng giữa thủ đô Pnom Penh. Một người Pháp đã tặng chùa chiếc đồng hồ khổng lồ đặt dưới chân đồi đến nay vẫn còn hoạt động tốt. Nó là dấu ấn chùa Bà Bênh –Kampuchea. Đánh dấu một thời có mặt người Pháp ở đây.


Wat Phnom là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ởPhnôm Pênh. Đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách hành hương từ mọi miền đất nước và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi du lịch đến đất nước này.
Chùa được xây năm 1373. Nằm ở độ cao 27 m so với xung quanh, nó là điểm cao nhất trong thành phố này và cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây. Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnôm Pênh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh. Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat (1421?-1462), người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Campuchia và Pchum Benh.

Chùa có tất cả hai hướng để tham quan, du khách tham quan ngôi chùa sẽ đi một đường và xuống một đường. Đường lên chùa không cao, phía con đường đi có bức tượng của rắn thần Naga và 2 con linh sư - những con vật quen thuộc trong tín ngưỡng của người Campuchia và là những linh vật được thấy hầu hết trong đền quần thể đền Angkor. Phần ngôi chùa phía trên đồi tôn thờ giống như hầu hết các ngôi chùa ở Campuchia, phía sau, Bà Pênh được thờ phía sau chùa rất linh thiêng mà du khách thường đến cúng bái, phía cạnh tượng bà Pênh là tượng ông thần tài- một vị thần theo tín ngưỡng của người Hoa được phối thờ. Phần tháp màu trắng được xây dựng lại phía sau tượng bà Pênh được sơn màu trắng dùng để chứa hài cốt của vua Ponhea Yat- hình ảnh đặc biệt mà từ xa có thể thấy ngôi tháp.

Phần đi xuống con đường là quảng trường nhỏ có bức tượng của vuaPonhea Yat. Phía dưới là một đồng hồ cỏ mà người Hoa đã dành tặng cho chùa. Hiện nay đồng hồ cỏ này vẫn hoạt động tốt.
Điều quy định khi tham quan chùa là không mặc quần áo ngắn tay, khi cúng bái bà Pênh tuyệt đối không cầu tình duyên. Xung quanh chùa có rất nhiều khỉ, chúng được nuôi thả tự do và tuyệt đối khi gặp chúng không được chọc phá.