Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Người Duy Ngô Nhỉ xưa và nay



Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1955, thay thế tỉnh Tân Cương.[33]
Vụ thử thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được tiến hành tại Lop Nur, Tân Cương, vào ngày 16 tháng 10 năm 1964. Một nhà nghiên cứu Nhật Bản suy đoán rằng có thể đã có từ 100.000 đến 200.000 người thiệt mạng do bức xạ từ vụ thử nghiệm hạt nhân,[37] mặc dù khu vực Lop Nur đã không có người định cư lâu dài từ thập niên 1920,[38]. Phương tiện truyền thông Trung Quốc phản bác kết luận này song không cung cấp con số thay thế.[39]
Trong chia rẽ Trung-Xô, tình trạng căng thẳng giữa hai bên đã dẫn đến các vụ xung đột biên giới có đổ máu và ủng hộ kẻ thù của đối phương. Khi những người cộng sản Afghanistan thân Liên Xô đoạt lấy quyền lực vào năm 1978, mối quan hệ giữa Trung Quốc và những người cộng sản Afghanistan nhanh chóng chuyển sang thù địch. Những người cộng sản thân Liên Xô Afghanistan ủng hộ Việt Nam trong cuộc xung đột với Trung Quốc và cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ các chiến sĩ chống cộng Afghanistan. Trung Quốc phản ứng với việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan bằng việc ủng hộ các chiến binh Mujahideen Afghanistan và thiết lập sự hiện diện quân sự gần Afghanistan tại Tân Cương. Trung Quốc mua thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ để phòng vệ trước Liên Xô.[40]

Gốc tích người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1955, thay thế tỉnh Tân Cương.
Vụ thử thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được tiến hành tại Lop Nur, Tân Cương, vào ngày 16 tháng 10 năm 1964. Một nhà nghiên cứu Nhật Bản suy đoán rằng có thể đã có từ 100.000 đến 200.000 người thiệt mạng do bức xạ từ vụ thử nghiệm hạt nhân, mặc dù khu vực Lop Nur đã không có người định cư lâu dài từ thập niên 1920. Phương tiện truyền thông Trung Quốc phản bác kết luận này song không cung cấp con số thay thế.
Trong chia rẽ Trung-Xô, tình trạng căng thẳng giữa hai bên đã dẫn đến các vụ xung đột biên giới có đổ máu và ủng hộ kẻ thù của đối phương. Khi những người cộng sản Afghanistan thân Liên Xô đoạt lấy quyền lực vào năm 1978, mối quan hệ giữa Trung Quốc và những người cộng sản Afghanistan nhanh chóng chuyển sang thù địch. Những người cộng sản thân Liên Xô Afghanistan ủng hộ Việt Nam trong cuộc xung đột với Trung Quốc và cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ các chiến sĩ chống cộng Afghanistan. Trung Quốc phản ứng với việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan bằng việc ủng hộ các chiến binh Mujahideen Afghanistan và thiết lập sự hiện diện quân sự gần Afghanistan tại Tân Cương. Trung Quốc mua thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ để phòng vệ trước Liên Xô.

Từ năm 1992

Vào những năm sau khi Nga ra đời, Tổng thống Nga Boris Yeltsin khi đó đã thực hiện cuộc cải tổ quan hệ Nga-Trung mà Gorbachyov từng làm. Tuy vậy, dưới thời Boris Yeltsin, quan hệ Nga-Trung vẫn nảy sinh bất đồng về người Duy Ngô Nhĩ, khi chính phủ thân phương Tây của Yeltsin cáo buộc Trung Quốc "đàn áp sắc dân thiểu số". Trung Quốc không đồng ý và nhiều lần gây tranh cãi với chính phủ Yeltsin, bất chấp Nga vẫn có được sự ủng hộ của Trung Quốc và phương Tây về vấn đề Chechnya, một xứ quốc ly khai ở phía nam nước Nga vùng Kavkaz. Song, khi Vladimir Putin lên cầm quyền từ năm 2000, chính phủ Nga ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Tân Cương, và phản đối người Duy Ngô Nhĩ "gây bạo loạn" vào năm 2009. Tuy vậy, Nga vẫn cho phép người Duy Ngô Nhĩ lưu vong lẩn trốn ở Nga.(Wikipedia)
Và hiện nay.

Sự giận dữ của người Duy Ngô Nhĩ được tích tụ đã chuyển thành vô vàn những lời than phiền đối với các chính sách của chính phủ Trung Quốc.

Chỉ trong tháng 12/2013, tại Tân Cương đã xảy ra liên tiếp 2 vụ bạo loạn nghiêm trọng. Ngày 30/12/2013, tại huyện Shache, đồn cảnh sát huyện bị 9 người Duy Ngô Nhĩ tấn công. 8 kẻ tình nghi bị cảnh sát bắn chết, đối tượng còn lại bị bắt giữ.
Ngày 15/12/2013, tại huyện Shufu, cảnh sát bị tấn công bằng một thiết bị phá nổ và dao khi bắt giữ những kẻ tình nghi. Hai cảnh sát thiệt mạng. 14 kẻ tình nghi bị bắn chết và 8 đối tượng bị bắt giữ.
Mới đầu tháng 3 vừa qua, vụ tấn công đẫm máu tại nhà ga Côn Minh khiến ít nhất 29 người chết, hơn 100 người bị thương cũng được cho là do người Duy Ngô Nhĩ thực hiện.
Khi xảy ra vụ máy bay Malaysia mất tích bí ẩn ở Biển Đông, dư luận cũng đặt ra giả thuyết về một vụ khủng bố khi báo chí đưa tin trên máy bay có thể có hành khách người Duy Ngô Nhĩ.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến Tân Cương trở thành điểm nóng và người Duy Ngô Nhĩ trở thành những trở thành nỗi ám ảnh sợ hãi, gắn với các nguy cơ khủng bố.
Theo nghiên cứu của Raymond Lee, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc đăng trên chuyên trang của hãng thông tấn Al Jazeera thì có 5 nguyên nhân như vậy:
Tân Cương, điểm nóng của các vụ giết người
Thứ nhất, Trung Quốc là một xã hội đang thay đổi vì quá trình hiện đại hóa quá nhanh của chính mình. Sự gia tăng theo cấp số nhân của các vấn đề xã hội đã gây ra những rủi ro về an ninh trên diện rộng. “Các vụ tấn công bạo lực” và “các hành động khủng bố” cực đoan cũng đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây. Sự leo thang của “các vụ tấn công bạo lực” ở Tân Cương là minh chứng cho xu hướng này.
Từ khi Đặng Tiểu Bình áp dụng chính sách cải cách và mở cửa năm 1978, Trung Quốc đã đi theo một quá trình hiện đại hóa nhanh.
Hiện đại hóa nhanh của Trung Quốc cũng được thể hiện trong sự phát triển đô thị nhanh chóng. Trung Quốc đã tăng gấp đôi tốc độ đô thị hóa từ 25,8% năm 1989 lên 51,8% năm 2012, và Tân Cương cũng trải qua một xu thế tương tự về tăng trưởng kinh tế mạnh và phát triển đô thị nhanh trong những năm gần đây. Điều này cho thấy xã hội Trung Quốc nói chung và Tân Cương nói riêng đều trải qua những thay đổi lớn kéo theo nhiều vấn đề xã hội.
Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, số trường hợp tội phạm ở nước này đã tăng 4 lần, từ 1,62 triệu vụ năm 1995 lên 6,55 triệu vụ vào năm 2012, cho thấy sự gia tăng các vấn đề xã hội dưới mọi dạng thức.
Tuy nhiên, nếu chúng ta xem các trường hợp phạm tội nghiêm trọng (như giết người, xúc phạm thanh danh, trộm cướp, cưỡng hiếp, bắt cóc) thì xu hướng gia tăng này không rõ rệt. Điều này khiến người ta hoài nghi về việc, phải chăng sự gia tăng các vấn đề xã hội đã dẫn tới các hiểm họa về an ninh lớn như chúng ta đã thấy ở Tân Cương?
Đáng tiếc là Trung Quốc đã không công bố số liệu cấp tỉnh về tỷ lệ phạm tội, và vì vậy rất khó đánh giá liệu Tân Cương có xu hướng giống như thống kê trên cả nước hay không. Tuy nhiên, số liệu thống kê nội bộ cho thấy Tân Cương có tỷ lệ giết người cao hơn nhiều tỉnh khác ở Trung Quốc, chỉ thua các tỉnh phía Đông Bắc và tỉnh Quảng Đông trong những năm 2000-2009.
Bằng chứng này phần nào giúp giải thích rằng bạo động gần đây ở Tân Cương có liên quan đến các vấn đề xã hội đang bùng phát trong cái xã hội đang thay đổi dưới tác động của hiện đại hóa nhanh ở Trung Quốc.
Hiện trường vụ tấn công đẫm máu ở nhà ga Côn Minh khiến hơn 100 người thương vong
Hiện trường vụ tấn công đẫm máu ở nhà ga Côn Minh khiến hơn 100 người thương vong
Nỗi bất mãn bị dồn nén của người Duy Ngô Nhĩ
Thứ hai là số lượng và quy mô “các vụ bạo lực” tại Tân Cương gần đây ở mức cao nhất so với các tỉnh khác trên cả nước. Mức độ nghiêm trọng của các vụ tấn công ở Tân Cương được gắn với tình trạng chia rẽ xã hội đến mức thảm họa xuất phát từ chiến lược Phát triển miền Tây Trung Quốc của Bắc Kinh, một chính sách vấp phải khá nhiều chỉ trích.
Các đầu tư lớn của Bắc Kinh vào Tân Cương đã giúp tăng đáng kể GDP của địa phương này. Nhưng chỉ một số ít người được hưởng lợi từ sự thịnh vượng kinh tế này trong khi nhiều người lại phải chịu các hậu quả của quá trình công nghiệp hóa và phát triển.
Ví dụ, tăng trưởng trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã không góp phần nhiều cho mục tiêu giảm nạn thất nghiệp. Ô nhiễm do sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường liên quan đến chất lượng nước, đất và không khí đe dọa sản xuất nông nghiệp. Tăng trưởng kinh tế nhanh đẩy giá cả hàng hóa tăng vọt và điều này khiến lợi nhuận của nông dân giảm sút.
Rất ít thành quả kinh tế, như thuế hay tiền đề bù, được tái phân bổ cho người dân để cải thiện đời sống của họ. Phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lớn bước vào các thị trường nhưng lại đẩy các công ty địa phương ra khỏi thương trường.
Tất cả các vấn đề nói trên có thể gói gọn lại là mức sống bị xuống cấp, trái ngược với sự bùng nổ kinh tế lừa đảo. Sự bất mãn trong dân chúng và những lời than phiền nhanh chóng gia tăng.
Người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc có khoảng 10 triệu người, và 80% số dân này sống tại miền Nam Tân Cương. Hầu hết người Duy Ngô Nhĩ là nông dân và ít học, vì vậy họ có ít cơ hội việc làm.
Trong khi nhiều doanh nghiệp lớn đổ tới Tân Cương đầu tư, hầu hết trong số này tuyển dụng nhân công từ các tỉnh khác và chỉ tạo cho người dân địa phương một số lượng rất hạn chế những công việc không đòi hỏi kiến thức chuyên môn.
Tình trạng chia rẽ xã hội gắn với việc khai thác đất đai, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, nạn tham nhũng trong chính quyền địa phương, và cảm giác thất vọng vì bị gạt ra ngoài lề xã hội, định kiến sắc tộc, và không hiểu văn hóa,... tất cả làm gia tăng cảm nhận tiêu cực của người Duy Ngô Nhĩ về chính sách Phát triển miền Tây Trung Quốc.
Sự giận dữ được tích tụ đã chuyển thành vô vàn những lời than phiền đối với các chính sách của chính phủ và trở thành sự đè nén về mặt tình cảm, giải thích cho động cơ của nhiều vụ bạo loạn gần đây. theo Soha.vn
(Còn tiếp)

Niết bàn


Niết bàn là nơi tiên cảnh tọa lạc thượng nguồn dòng thác này. Vì thế các tín đồ muốn đến nơi, trước hết phải buông bỏ hết hành trang bám víu nặng nề. Kế đến phải dùng cây gậy hộ mạng để leo dốc. Con đường đi lên rất là khó khăn. Bởi vì tín đồ phải vượt suối, trèo đèo, băng rừng, vượt thác mới được đến nơi. Tín đồ phải biết tự lực mưu sinh trong suốt quá trình đi tìm về niết bàn.

Mã ngụy nhiều ...ma

Ông Nguyễn Thanh Giản (từng là bác sĩ BV Bình Dân) viết:

...Còn Bình Dân Bệnh Viện có nhiều ma là chuyện thuờng. Các y tá trực cũng công nhận điều đó. Có nhiều nguời nói rằng họ đã thấy ma, nói chuyện với ma, và thấy ma phá phách, nên mấy bà y tá trực thuờng đeo 1 thứ bùa ngải gì đó. Bệnh viện Bình Dân nằm trên khu Mả Nguy ngày xưa. Khi vua Minh Mang dẹp xong loạn quân Lê Văn Khôi, ông ra lệnh chém hết 2000 nguời nổi loạn ở thành Gia Ðịnh và chôn ở đó. Lê Văn Khôi lúc đó đã chết, còn linh muc Marchand (cố Du) bị bắt giải về Huế bị xử tội vì đã giúp Lê Văn Khôi súng đạn cầm cự với triều dình tới mấy năm.
Trở lai chuyện ma ở bệnh viện Bình Dân. Tối hôm đó chỉ còn mình tôi trong phòng trực. Chung quanh lặng như tờ. Tôi vào giuờng đang thiu thiu ngủ. Khỏang 11 giờ đêm bỗng có nguời đập cửa phòng. Nhìn qua tấm kiếng mờ, tôi thấy nguời y công nói:

- Mời ông thầy ra phòng nhận bệnh có người bệnh nặng!

Tôi trở dậy thay áo blouse đi vội ra phòng nhận bệnh, đèn còn leo lét sáng. Tôi không thấy bệnh nhân và cũng không có thân nhân đi theo bệnh nhân. Chỉ thấy nguời y công vẫn còn nằm trong mùng, và đang ngủ say sưa. Tôi cáu :

- Anh mời tôi ra khám bệnh, sao không thấy bệnh nhân đâu cả ?

Nguời y công vội phân trần:

- Nãy giờ tôi ngủ, có gọi ông thày bao giờ đâu ? Có lẽ ma nó giả dạng đấy !

Trở về phòng trực, tôi không ngủ được nữa. May là khoảng 2 tiếng sau, các bạn về, chúng tôi chơi ping pong và cờ tuớng suốt đêm.
----
Ngay cả bác sĩ mà còn lưỡng lự nửa tin, nửa ngờ ngợ chuyện có hay không ...ma nữa huống chi tôi ???!!!

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Hồng Lâu Mộng phương Nam

Ngoisao.vn) - Nam Phương là tên gọi yêu thương mà cựu hoàng Bảo Đại gọi bà (có nghĩa là hương thơm miền Nam), còn tên thật của bà là Nguyễn Hữu Thị Lan, người phụ nữ nức tiếng xứ An Nam ngày ấy về lòng nhân từ và nhan sắc.
Sinh thời, Nam Phương Hoàng hậu là cháu ngoại ông Lê Phát Đạt (huyện sĩ) đất Nam Kỳ, một trong bốn người giàu nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Bà sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa, mang quốc tịch Pháp. Trên bà có một người chị gái, hai chị em đã sống tuổi thanh xuân êm đềm, thơ mộng. Và điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời Nguyễn Hữu Thị Lan là từ khi gặp Bảo Đại (Nguyễn Vĩnh Thụy).
Từ bé, Nguyễn Hữu Thị Lan đã có một nhan sắc vượt trội, cao lớn và xinh đẹp hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Không chỉ có nhan sắc, bà còn là một người nết na, thùy mị và rất có học. Năm 18 tuổi, bà đỗ tú tài toàn phần tại trường Couvent des Oiseaux - Pháp. Mối tình duyên của bà với vua Bảo Đại là do người lớn sắp đặt, cụ thể là người cậu ruột Denis Lê Phát AnDenis An hy vọng cô cháu gái trở thành Hoàng hậu thì không những ông nhanh chóng leo cao các nấc thang danh vọng, mà còn có cơ hội phất lên trong làm ăn. Từ đó, ông quyết tâm nhờ vả viên Toàn quyền Pháp Pasquier và Khâm sứ Charles tạo mọi điều kiện để Nguyễn Hữu Thị Lan tiếp cận vua Bảo Đại.
Chính vì nhan sắc hơn người và trí tuệ của một tri thức Tây học, vua Bảo Đại đã say đắm bà ngay từ những lần gặp gỡ đầu tiên. Hôn lễ của họ diễn ra vào một ngày cuối tháng 3/1934 tại Huế, lúc ấy Nguyễn Vĩnh Thụy 21 tuổi và Nguyễn Hữu Thị Lan 19 tuổi. Ngay sau lễ cưới 4 ngày, Bảo Đại sắc phong Nguyễn Hữu Thị Lan thành Thái hậu với tước hiệu Nam Phương, một biệt lệ xưa nay hiếm của triều Nguyễn. Cùng với cựu hoàng Bảo Đại, Nam Phương Hoàng hậu sinh hạ được 5 người con.
Cuối năm 1946, Nam Phương Hoàng hậu cùng các con sang Pháp. Bà và các con sống lặng lẽ tại Perche, một làng cổ ở Chabrignac, tỉnh Corrèze, vùng Limousin nước Pháp và mất tại đó khi mới 49 tuổi.
Sau gần 50 năm ngày mất của Nam Phương Hoàng hậu, vị Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn, hãy cùng ngẫm lại một đời nhan sắc của bà:


Vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương năm 1953

Năm người con của Nam Phương Hoàng hậu và vua Bảo Đại là thái tử Bảo Long,
công chúa Phương Mai, công chúa Phương Dung, công chúa Phương Liên
và hoàng tử Bảo Thăng trong vườn thượng uyển của gia đình ở Đà Lạt

Vợ chồng vua Bảo Đại cùng hai con đầu lòng là thái tử Bảo Long
và công chúa Phương Mai trong buổi dạo chơi vườn hoa tại cung
Nam Phương Hoàng hậu ở Đà Lạt

Nấm mộ đơn sơ của Hoàng hậu Nam Phương trong nghĩa trang nhà thờ ngay
tại Chabrignac.

Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng vua Bảo Đại triều Nguyễn

Nam Phương Hoàng Hậu tên thật Nguyễn Hữu Thị Lan, 1914 tại Huyện Kiến Hòa, Tỉnh Định Tường (Nay là Xã Gò Công,Tỉnh Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình trí thức Tây học  giàu có bậc nhất  nước Việt Nam những năm đầu của thế kỷ 20. Từ nhỏ, bà cùng chị đã được cha mẹ cưng chiều hết mực, có cuộc sống sung sướng an nhàn, trải qua tuổi hoa niên êm đẹp với đầy đủ vật chất và tinh thần.

Cuộc sống viên mãn từ thời hoa niên đến khi làm Hoàng hậu


Năm 12 tuổi bà được gia đình gởi đi Pháp du học tại trường nữ danh tiếng ở Paris thời bấy giờ là Couvent des Oiseaux. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà trở về Việt Nam và gặp được Vua Bảo  Đại trong một cuộc yến tiệc tại khách sạn La Palace nổi tiếng của Đà Lạt.
Sau lần tương ngộ đó, Bảo Đại rất yêu thích bà. Với Vua Bảo Đại, Hoàng Hậu Nam Phương là một người phụ nữ đúng chuẩn mực Việt Nam, vừa đẹp dịu dàng lại phúc hậu đoan trang vừa lẫn chút kiêu sa của phương Tây, vừa có nét riêng lại thông minh sắc sảo và quyến rũ khôn cùng. Tước vị Hoàng hậu Nam Phương sau này cũng chính do Bảo Đại đặt cho bà.

Hôn nhân của bà và vua Bảo Đại gặp rất nhiều rào cản, do một phần bà theo đạo Công Giáo, lại mang quốc tịch Pháp nhưng cũng nhờ vào sự cả quyết của Bảo Đại, cuối cùng hôn lễ đã được tổ chức trọng thể vào năm 1934 tại kinh thành Huế. Khi đó Bảo đại 21 tuổi còn bà vừa tròn 20.
Bí mật tình sử của Nam Phương Hoàng Hậu - 1

Khi vua Bảo đại 21 tuổi còn bà vừa tròn 20.
Hoàng Hậu Nam Phương nức tiếng xinh đẹp và thông minh

Cũng cần nhắc đến điều kiện “thách cưới” của họ nhà gái dành cho Bảo Đại khi ông muốn cưới bà. Ngoài những điều kiện để bà vẫn giữ đạo Công Giáo, vua phải tấn phong cho bà làm Hoàng Hậu Chánh Cung ngay ngày cưới, đây là một biệt lệ chưa từng có trước đó của triều Nguyễn.

Sau khi được tấn phong, Nam Phương Hoàng hậu được Bảo Đại ban nhiều đặc ân sánh ngang với vua chúa thời bấy giờ. Bà được tự do phục sức màu Vàng – màu chỉ có vua chúa mới được dùng. Bà dọn về ở điện Kiến Trung cùng vua  -  nơi được tân trang sửa chữa theo kiến trúc Phương Tây, như một kiểu để bà được thấy sự quen thuộc của những năm tháng sống ở Pháp.  Bà cũng được xuất hiện cùng với vua trong những cuộc đón tiếp quan chức ngoại giao. Chính Hoàng hậu là người có công rất lớn trong việc làm lắng dịu không khí căng thẳng, tạo nên hoà khí êm đẹp giữa các tín đồ Công Giáo với triều Nguyễn bấy giờ.

Hai năm sau, Hoàng hậu Nam Phương hạ sinh được một Thái Tử, đó là Đông Cung Bảo Long và 4 người con còn lại lần lượt ra đời nên công việc chủ yếu của bà là nuôi dạy các công chúa hoàng tử. Ngoài ra, bà hay làm từ thiện, tham gia vào việc vận động ủng hộ việc đưa môn nữ công gia chánh vào trường học, động viên, phát thưởng cho các học sinh giỏi,…
Bí mật tình sử của Nam Phương Hoàng Hậu - 2
Nam Phương Hoàng Hậu cùng các con
Chết trong cảnh cô đơn nơi đất khách quê người 

Do tình hình chính trị, Bảo Đại phải thoái vị vào năm 1945 và sang Trung Hoa với lý do “thăm viếng” nhưng sau đó thì không trở về.  Năm 1947 Nam Phương hoàng hậu cũng sang Pháp cùng các con, bắt đầu một cuộc sống lưu vong dài đằng đẵng.

Bà sống lặng lẽ tại một làng nhỏ của Pháp. Các con bà có người lần lượt có gia đình, có người đi học xa, họ rời vòng tay mẹ. Thi thoảng Bảo Đại có đến thăm bà dăm ba lần nhưng hầu hết bà phải chịu cảnh cô quạnh. Bà sống khép mình nơi làng mạc, ít khi đi đâu, chỉ mong những dịp hội hè con cái về thăm để nhà có tiếng cười. Năm tháng cứ thế trôi qua, bà sống trong cảnh đợi chờ héo úa, nỗi cô đơn gặm nhắm tâm hồn nên sức lực vì thế cũng hao mòn.

Năm 49 tuổi, bà mất trong cảnh một thân một mình không người thân thích, khi đó Bảo Đại đang sống tận miền Nam nước Pháp, bên bà chỉ có hai người giúp việc lạ xa.

Đám tang của một hoàng hậu lưu vong diễn ra trong cảnh ảm đạm buồn thương không khách viếng. Dù bà có quốc tịch Pháp nhưng không một lần được trở về quê hương xứ sở, lại mất nơi trời Tây xa xôi nên cũng được coi chết nơi đất khách. Ngôi mộ đơn sơ của người phụ nữ nhan sắc và tài hoa một thời nằm hắt hiu trong nghĩa trang lạnh lẽo quê người thật khiến người đời sau thương cảm.


Trong lịch sử Việt Nam còn lưu lại, Nam Phương Hoàng hậu chẳng những là một giai nhân được người người yêu mến, bà còn là người tha thiết với nước Nam, là một hoàng hậu thà làm dân một nước độc lập, hơn làm Hoàng hậu một nước nô lệ.
Nguyễn Nguyễn (Theo KP)