Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Trời không dung, đất không tha

Xe tải né trạm cân làm sập cầu ở Yên Bái

Nguoiduatin.vn - 1 giờ trước 1170

Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra sáng 24/5, do ôtô tải trọng lớn chạy qua làm sập một cây cầu trên tuyến đường Lương Văn Can, tổ 16B, phường Yên Thịnh, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái.


Tại hiện trường, một phần cây cầu cùng chiếc xe tải đã bị sập xuống lòng suối, đầu xe tải vừa ra khỏi mặt cầu, thùng xe đang được chở đầy hàng và che bạt kín. 

Xe tải né trạm cân làm sập cầu ở Yên Bái - Ảnh 1

Hiện trường vụ tai nạn. 

Theo tin tức, xe ôtô tải mang biển kiểm soát 19C-038.20 di chuyển theo hướng từ Km7 thuộc phường Yên Thịnh đi theo hướng vào đường Trần Phú nơi gần trường Trung cấp Kinh tế và Trường chính trị tỉnh Yên Bái. 

Khi đi qua cầu Lương Văn Can do tải trọng lớn (khoảng 30 tấn) đã làm gẫy, sập toàn bộ cây cầu này. 

Được biết, theo thiết kế, cây cầu này chỉ có tải trọng 13 tấn, được xây dựng từ lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Các đơn vị chức năng cũng đã có biển cấm các loại xe tải lưu thông qua đây. Tuy nhiên lái xe vẫn cố tình điều khiển xe tải đi qua khiến cây cầu bị đổ sập. 

Theo người dân địa phương, chiếc xe tải trên đi qua tuyến đường này để tránh trạm cân do cơ quanchức năng tỉnh Yên Bái lập tại km 33+100 trên quốc lộ 70 thuộc km10 thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình. 

Từ khi cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đặt trạm cân tại đây, đã xảy ra tình trạng có nhiều xe quá tải đi theo các tuyến đường vòng để lách trạm cân. 

Xe tải né trạm cân làm sập cầu ở Yên Bái - Ảnh 2

Cầu tạm bị sập khiến nhiều phương tiện bị ách tắc.

Ông Hoàng Trọng Phán, Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an tỉnh Yên Bá, cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh đã triển khai công tác cứu hộ chiếc xe bị nạn, đồng thời điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn". 

Trang Phương(Tổng hợp)
Tham thì thâm

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Tháng Tư - Mùa Phật Đản

CÂY SA LA

Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới gốc cây Bồ đề,thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

I. Giới thiệu 

Sa la tên khoa học là Couroupita guianensis Mart. ex Berg, họ Lộc vừng Lecythidaceae, bộ Sim Myrtales; trong tiếng Anh thường gọi là Cannonball Tree. Ở Việt Nam, cây Sa la còn gọi là cây Đầu lân, Hàm rồng. Giới chơi cây cảnh gọi là Ngọc kỳ lân. Cây phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. 

Ở miền Nam Việt nam, cây được trồng ở các chùa như Xá lợi, Vĩnh Nghiêm; ở Vương quốc Cambodia, cây được trồng trong hoàng cung... Có một cây Sa la to ở khu du lịch Bình Qưới, Thanh Đa; gốc to tới mấy người ôm. Hoa Sa la thường được nhắc tới trong kinh Phật. Có tác giả nghiên cứu Phật giáo còn gọi Sa la là hoa Vô Ưu. Tán cây Sa la rậm rạp, hoa Sa la rất đẹp; những cánh hoa rất dầy, hoa nhìn cứ là lạ như là hoa của loài cây thời khủng long còn xót lại. Khi kết trái, trái Sa la chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sa la để tượng trưng.

Sa la là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m. Hoa Sa la ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả 15-24cm, có 200-300 hạt trong một quả. Quả cây Sa la có tính kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn và có tác dụng giảm đau. Cây được sử dụng để chữa bệnh cảm lạnh và đau dạ dày. Nước uống làm từ các lá được sử dụng để chữa bệnh da. Bên trong quả có thể khử trùng vết thương và lá non chữa đau răng...


II. Ý nghĩa

Cây Sa la là nơi Đức Phật sinh ra. Theo tục lệ, khi chuẩn bị đến kỳ mãn nguyệt khai hoa Hoàng Hậu Maya cùng với đoàn tùy tùng về nhà cha mẹ để sinh. Dọc đường, bà dừng chân nghỉ dưới gốc một cây Sa la ở khu rừng Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Cơn đau sinh ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng Hậu vừa vin cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật. Hình ảnh cây Sa la vươn nhánh xuống cho hoàng hậu vịn trong lúc sinh hạ mang rất nhiều ý nghĩa. 

Khi biết mình sắp viên tịch, Phật hành trình đến đền Càpàla, xứ Vesàli làm lễ, rồi di chuyển thêm một lộ trình khá dài đến tiếp Kusinàra. Mặc dù bị bệnh khá nặng nhưng Phật vẫn kiên quyết đi bộ, vượt sông đến rừng Sa la, xứ Kusinàra. Đoạn đường này dù chỉ có chừng 9km nhưng Phật phải đi mất khoảng 3 tuần, dừng nghỉ đến 25 lần vì bệnh và mệt.


Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ I), Phật dạy: “Đây là chỗ Như Lai diệt độ, nhập Vô dư y Niết bàn, này Ananda, đó là Thánh tích, người thiện tín cần chiêm ngưỡng và tôn kính”. Như vậy, đến Kusinàra để nhập diệt là mục đích của Phật. Ngay cả Tôn giả Ananda cũng ngạc nhiên, thắc mắc về việc này: “Bạch Thế Tôn, Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé, hoang vu và phụ thuộc này. Bạch Thế Tôn, có những đô thị khác to lớn hơn như Campà (Chiêm Bà), Ràjagaha (Vương Xá), Sàvatthi (Xá Vệ)…, Thế Tôn hãy diệt độ tại những chỗ ấy”. Cũng nhờ sự thắc mắc này, Thế Tôn giải thích rằng, sở dĩ chọn Kusinàra để diệt độ vì đây là nơi Ngài đã xả bỏ thân mạng trong quá khứ. “Ta đã từng sáu lần làm Chuyển luân Thánh vương và bỏ xác tại đây, nay Ta thành Vô thượng Chánh giác lại cũng muốn bỏ xác tại đây” (Kinh Du Hành, Trường A Hàm I; Kinh Đại Thiện Kiến Vương, Trung A Hàm II). Theo ngài Narada, “Đức Phật chọn Kusinàra để nhập diệt vì ba lý do. Lý do đầu tiên là để thuyết bài pháp Mahàsudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh. Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài Đức Phật ra không ai có thể cảm hóa vị này được. Thứ ba là để cho vị Bà la môn Dona có thể phân chia Xá lợi của Ngài một cách êm thắm giữa những người sùng mộ Ngài” (Đức Phật và Phật pháp, tr.225).

Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi, khi đến Kusinàra, vào trong rừng sa la, Ngài nằm đầu hướng về phương Bắc, giữa hai cây Sa la song thọ. Lúc bấy giờ, Sa la song thọ nở hoa trái mùa, tràn đầy cành lá. Những đóa hoa này rơi xuống, tung vãi trên thân Như Lai để cúng dường Ngài.


Theo kinh Đại Bổn Duyên, Trường A Hàm I, cội sa la là Đạo tràng chứng đắc Vô thượng giác của Đức Phật Tỳ Xá Bà. Kinh điển cũng ghi rằng, khu rừng sa la nơi Thế Tôn nhập diệt vì đau thương sầu thảm, khô héo và mang màu trắng như chim hạc, nên còn gọi là Hạc lâm. Đặc biệt là bốn cây Sa la song thọ gần nơi sàng tọa của Phật nằm lúc nhập diệt, mỗi cây chỉ có một nhánh khô héo, chuyển sang màu trắng, cành lá hoa quả đều rơi rụng nhưng nhánh kia vẫn xanh tốt. Bốn cây này được gọi là tứ khô tứ vinh thọ (bốn cây, mỗi cây có một nhánh sống và một nhánh chết). Song thọ ở phương Đông tượng trưng cho Thường và Vô thường; song thọ ở phương Tây tượng trưng cho Ngã và Vô ngã; song thọ ở phương Nam tượng trưng cho Lạc và Bất lạc; song thọ ở phương Bắc tượng trưng cho Tịnh và Bất tịnh (Đại Niết Bàn kinh sớ, quyển 1). Chính hình ảnh của bốn cây Sa la “không phải sống mà cũng không phải chết” này đã nói lên sự thị hiện Niết bàn “sanh nhi bất sanh, diệt nhi bất diệt” của Thế Tôn. Niết bàn là vô sanh, bất diệt giữa muôn trùng sanh diệt. Bốn nhánh Sa la còn xanh tốt trong màu trắng tang thương của Hạc lâm biểu trưng cho bốn đức Niết bàn. Chính giữa vô thường biến chuyển mới làm sáng tỏ cái chân thường, vạn pháp không đối lập mà dung nhiếp; tuy hai mà một, tuy một mà hai. Vì vậy mà Thế Tôn đã chọn rừng Sa la làm nơi nhập diệt.


Như vậy, Sa la là cây thiêng (linh thọ) trong Phật giáo, giống như cây Bồ đề. Lúc ngài Huyền Trang đến Kusinàra chiêm bái, rừng Sa la chỉ còn bốn cây, hiện nay còn hai cây là những chứng tích thiêng liêng. Do đó, trồng cây Sa la để ngưỡng vọng Thế Tôn, hướng về Thánh tích, thú hướng Niết bàn là chuyện nên làm. Quan niệm Sa la là cây “diệt pháp” và không nên trồng là hoàn toàn thiển cận và sai lạc.


III. Bài học 

Một ngày nào đó, bạn bớt chút thời gian thử tìm ngắm cây và hoa Sa la. Nó đẹp lắm và người ta có thể suy ngẫm nhiều điều. Ở Việt Nam, đạo Phật đã thấm sâu vào cuộc sống. Dù nhiều người khai trong lý lịch là không tôn giáo nhưng vẫn tin và làm theo những triết lý và quy tắc Phật giáo. Ngày nay trong thế giới phẳng của toàn cầu hóa với những bầy thú điện tử, con người ta quay cuồng vì tiền bạc và địa vị. Nhưng người ta vẫn cần dành chút thời gian để quay về với cuộc sống hàng ngày; vẫn cần quan tâm đến những điều tưởng như nhỏ nhoi; vẫn cần lắm những đức tin về cuộc sống, cần phải đối xử công bằng với cỏ cây muông thú.


Nhớ tới cây Sa la nơi Phật sinh ra, cũng như là nhớ tới mảnh đất chôn rau cắt rốn. Nhớ để bảo vệ gìn giữ từng tấc đất của Tổ quốc mình. Nhớ tới cây Sa la - nơi Phật mất đi, cũng là nhớ tới quy luật sinh tồn tái tạo. Nhớ để duy trì bản sắc dân tộc, tạo sự trường tồn của nền văn hóa Việt.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Chùa Bà Bênh

Wat Phnom

Chuyến du lịch Kampuchea 4 ngày 3 đếm từ 1-5-2014. Hai ngày đầu chúng tôi lên Siêm Riệp chiêm ngưỡng Angkor và trãi nghiệm phố đêm ở thành phố cổ kính đền chùa nơi này. Nếu tại 2 khu Angkor Thom và Angkor Wat người xưa Khmer tôn thờ vua như thần linh, như đức Phật thì ở Phnom Bakheng người ta thờ tượng con bò nằm trên chân đỉnh tháp chùa Bakheng. Như vậy, ở Bakheng có dáng vấp đạo Hindu Ấn Độ.

Rời thành phố đền cổ Siêm Riệp, chúng  tôi trở về thủ đô Pnom Penh vương quốc Campuchea. Buổi sáng đẹp trời. Thành phố nơi đây xinh đẹp cổ kính như hình tượng nàng ca kỷ trong cung vua. Nhờ người Pháp khi đến đô hộ đã để lại nơi này nhiều công trình kiến trúc kiên cố độc đáo. Thành phố được quy hoạch dạng thủ phủ bên bờ một ngã ba sông Tông Lê Sáp và dòng Mê Kong khiến cho nó xứng danh là hòn ngọc viễn Đông một thời. Điểm tham quan cũng là chiêm ngưỡng đầu tiên ở thủ đô Nam Vang là ngôi chùa với cái tên Wat Phnom gắn liền với tục gọi là chùa Bà Pênh và cũng là tên thủ đô Phnom Penh (đồi bà Penh). Đây là ngôi  chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ thứ XIV (1373) cao 27 m tạo điểm nhấn thơ mộng giữa thủ đô Pnom Penh. Một người Pháp đã tặng chùa chiếc đồng hồ khổng lồ đặt dưới chân đồi đến nay vẫn còn hoạt động tốt. Nó là dấu ấn chùa Bà Bênh –Kampuchea. Đánh dấu một thời có mặt người Pháp ở đây.

Wat Phnom là một ngôi chùa lịch sử và là một trong những chùa quan trọng nhất ởPhnôm Pênh. Đây là ngôi chùa linh thiêng thu hút khách hành hương từ mọi miền đất nước và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi du lịch đến đất nước này.
Chùa được xây năm 1373. Nằm ở độ cao 27 m so với xung quanh, nó là điểm cao nhất trong thành phố này và cũng là công trình tôn giáo cao nhất. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây. Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnôm Pênh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh. Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat (1421?-1462), người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Campuchia  Pchum Benh.

Chùa có tất cả hai hướng để tham quan, du khách tham quan ngôi chùa sẽ đi một đường và xuống một đường. Đường lên chùa không cao, phía con đường đi có bức tượng của rắn thần Naga và 2 con linh sư - những con vật quen thuộc trong tín ngưỡng của người Campuchia và là những linh vật được thấy hầu hết trong đền quần thể đền Angkor. Phần ngôi chùa phía trên đồi tôn thờ giống như hầu hết các ngôi chùa ở Campuchia, phía sau, Bà Pênh được thờ phía sau chùa rất linh thiêng mà du khách thường đến cúng bái, phía cạnh tượng bà Pênh là tượng ông thần tài- một vị thần theo tín ngưỡng của người Hoa được phối thờ. Phần tháp màu trắng được xây dựng lại phía sau tượng bà Pênh được sơn màu trắng dùng để chứa hài cốt của vua Ponhea Yat- hình ảnh đặc biệt mà từ xa có thể thấy ngôi tháp.
Phần đi xuống con đường là quảng trường nhỏ có bức tượng của vuaPonhea Yat. Phía dưới là một đồng hồ cỏ mà người Hoa đã dành tặng cho chùa. Hiện nay đồng hồ cỏ này vẫn hoạt động tốt.
Điều quy định khi tham quan chùa là không mặc quần áo ngắn tay, khi cúng bái bà Pênh tuyệt đối không cầu tình duyên. Xung quanh chùa có rất nhiều khỉ, chúng được nuôi thả tự do và tuyệt đối khi gặp chúng không được chọc phá.


Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Du lịch Siêm Riệp

Chu vi đền Angkor wat

Đình đền Angkor
Đền Angkor wat nhìn từ đỉnh đền Bakheng



Siêm Riệp - K

6 giờ sáng vượt đường bộ 650 km từ TP HCM đến Siêm Riệp (Kampuchea) đồng hồ chỉ 17g 30. Đường tương đối tốt, ít xe cộ, hai bên là cánh đồng đang vào mùa nắng tháng năm nên chỉ thấy mút mắt là đồng khô cỏ cháy. Khách sạn 4 sao Dara Roang Sey Angkor tỉnh lỵ Siêm Riệp kiến trúc hoa văn độc đáo từ tiền sãnh cho đến phòng ngủ. Phố đếm Siêm Riệp với ánh sáng vàng sậm khiêm tốn từ ngoài phố cho đến phòng nghỉ không phải vì tiết kiệm điện mà phải theo quy cách trang nghiêm và cổ kính. Tông màu nóng nâu, cánh gián được chọn phổ biến. Về xây dựng, không có cơ ngơi nào ở đây được phép xây dựng cao hơn đỉnh đến chính trong khu quần thể đền Angkor quá 65 mét. 



Đế quốc Khmer đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến 15; họ đã xây dựng trên vùng đất này làm kinh đô cho đế chế Kampuchea. Đến năm 1431, người Xiêm (Thái lan) đánh chiếm kinh đô này và dân cư Khmer ở đây phải di cư về phía nam khu vực Phnôm Pênh (Nam Vang).....

Cách này hơn 800 năm ? nhân loại vẫn chưa biết người Khmer đã làm thế nào để xây dựng kinh đô của họ? Chu vi đền là 6 km, tường đá cao 8m, bề dày 1m. Có tất cả 5 tháp, tháp chính cao 65m, 4 tháp phụ cao 40m.

Con đường dẫn tới chính môn từ hướng Tây vào Angkor Wat cũng được làm bằng đá tảng dài 230m, mặt lộ rộng gần 10m cao 5m so với mặt nước hồ trong xanh ở hai bên. 

Hào nước bao bọc Angkor Wat rộng 190m tạo nên một hình vuông dài một cây số rưỡi. Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 tháp chính tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ cao, độ cao thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng 2 tượng trưng cho đất liền hay là đất, độ cao thứ 3 tượng trưng cho gió hay thần thánh. Tầng trên cùng được xem là cao nhất với độc cao tuyệt đối là 65m, có 7 vòng tượng trưng cho bảy rặng núi thiêng của Meru vươn lên giữa rừng già. Mỗi tháp có hình dáng nột đóa hoa sen đang nở. Đền Angkor không phải là ngôi đền đẹp nhất mà là ngôi đền được bảo quản ở tình trạng tốt nhất.

Chính điện Angkor Wat là một kiến trúc ba tầng, kết nối với nhau nhờ những hành lang sâu thẳm. Điểm cần lưu ý là toàn bộ kiến trúc Angkor Wat là những phiến đá xanh, ở đâu cũng thấy chạm trổ hoa văn, phù điêu theo tích xưa truyện cổ mà các chuyên gia nói rằng xuất phát từ sử thi Ấn Độ Mahabharata và Raymana.

Tầng 1: Địa ngục
Có thể nói Angkor Wat được xem là công trình được xây dựng vào nền cực thịnh của Angkor. Có lẽ độc đáo nhất là những bức tranh điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thấp nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới được điêu khắc hoàn toàn bằng tay. Với bề cao 2,5m và chạy dài hơn 800 mét miêu tả những điển tích trong kinh điển Bà La Môn, những chiến công của vua Suryavarman II - người tạo dựng ngôi đền. Nhờ được bảo vệ bởi bức trần và mái hành lang chạy xuyên suốt, bức tranh dường như còn nguyên vẹn và như mới. Phía trong cùng của bức tranh là cuộc chiến khuấy biển sữa trong truyền thuyết, những chú khỉ và trận chiến của thần Sita, những điệu múa của tiên nữ Aspara... Tại các góc của Angkor Wat và từng centimet của ngôi đền, không chỗ nào là không có điêu khắc. Những đường nét điêu khắc trên đá tỉ mỉ đến mức người ta lầm tưởng là chúng được điêu khắc trên một khuôn mẫu có sẵn. Nguyên tắc xây dựng ngôi đền được xây dựng trên nguyên tắc, sắp xếp đá trước, sau đó các kiến trúc sư mới bắt đầu điêu khắc. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở. Tầng nhất của Angkor có các hồ nước dùng cho vua tắm rửa, tẩy rửa tội lỗi và thoát y hiện nay đã khô cạn nước và nhằm bảo vệ cho di tích.

Tầng 2: Trần gian
Là một khoảng sân rộng được bao bọc bởi dãy tường thành bao bọc, bên trong là các gian điện thờ các vị thần, khu vực tầng tháp thứ hai là nơi có hệ thống thoát hước cho cả ngôi đền. Tại các gian điện thờ các vị thần Visnu giáo to lớn bằng đá đen nhưng lại bị người dân Campuchia hiện tại lầm tưởng là Phật Thích Ca nên đã mặc áo vàng và thờ cúng như Phật giáo. Sự lầm tưởng về vị thần của Hindu giáo và Phật giáo cũng dễ dàng chấp nhận bởi sự giao thoa về tôn giáo. Tại tầng 2 có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Cặp nhũ hoa của bức tượng bóng loáng do du khách nghịch ngợm sờ mó lâu ngày. Có hướng dẫn viên đã biết cách phân biệt nữ thần nào có gia đình và nữ thần nào chưa có gia đình nhờ vào nếp nhăn ở bụng.

Tầng 3: Thiên đàng
Là tầng cao nhất, nơi được xem là nơi cư ngụ của thần thánh với độ cao 65m. Các cầu thang đi lên các tháp trung tâm chia làm 4 mặt. Tầng thứ ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng tượng đã bị mất. Ngày nay trung tâm đền có các tượng thờ Phật. Tháp ở trung tâm đền là tháp cao nhất Angkor Wat, chung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là một tháp. Tháp trung tâm và bốn tháp chung quanh tạo thành tòa chân trời nổi tiếng của Angkor Wat khi ta nhìn từ đàng xa hay lúc gần đến khuôn viên đền. Các cầu thang đi lên dốc đứng gần như 45 độ, hẹp và vô cùng khó leo. Nó không dành cho những du khách tim mạch và những người lớn tuổi. Đã xảy ra tai nạn đối với du khách và nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý Angkor chính là việc phải xây dựng một cầu thang sắt có tay vịn và bục gỗ che chắn nhằm bảo vệ di tích. Bốn mặt của tháp đã được xây dựng một tháp có cầu thang sắt đi lên. Trong những gian phòng lớn của ngôi đền, có một gian rất huyền bí, du khách thường đến đó đứng hơi sát tường nắm chặt bàn tay và vỗ lên ngực nhẹ nhẹ thì lập tức có tiếng vang vọng như mình đang đánh trống, gian phòng này nếu nhìn từ bên ngoài vào thì được thiết kế ở phía bên trái. Với rất nhiều các tiên nữ được điêu khắc trên tường thì có một tiên nữ há miệng nhe bốn cái răng do cô này mắc cỡ mới tiến cung nên đứng thầm cười một mình bên phải sát cánh cửa.

Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.

Hàng ngày có rất đông du khách trong và ngoài nước, thế mà vệ sinh nơi này rất tốt, mặt hồ không có miếng rác, hay bọc ni lông trôi nổi!? Cây cối dạng cổ thụ nguyên vẹn. Người Kampuchea ý thức cao trong việc bảo vệ rừng và không ăn cắp bất cứ thứ gì gọi là của đền, chùa. Đặc biệt phí vào cổng tham quan chỉ có người nước ngoài phải trả 20$. Chính phủ Kampuchea cho rằng đây là tài sản của tổ tiên nên dân tộc họ có quyền chiêm bái nên không thu phí người dân bản địa.